Vụ án Nguyễn Lân Thắng

Ngày 12 tháng 4 năm 2023, Nguyễn Lân Thắng bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù và 2 năm quản chế về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong một phiên xử kín ở Hà Nội mà trước đó ông yêu cầu được xét xử công khai. Phiên tòa kéo dài chỉ 5 tiếng đồng hồ và luật sư của ông nói là ông ta không được phép chia sẻ những gì đã diễn ra tại đó.[5]

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 13-6-2018 đến ngày 31-12-2020, Nguyễn Lân Thắng trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn các trang mạng, được đăng tải lên internet 12 video clip có nhiều nội dung tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước. [6]

Phản ứng

  • Vài giờ trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vào ngày 14/4, Hoa Kỳ lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.[7]
  • Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao ở Đông Nam Á của tổ chức Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho rằng, Nhà nước Việt Nam không nên coi các nhà báo độc lập như kẻ thù. CPJ ra thông cáo: “Bản án nặng nề dành cho nhà báo Nguyễn Lân Thắng là một sự xúc phạm và phải được đảo ngược ngay lập tức và vô điều kiện." [7]
  • Ông Conor Fortune, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Tổ chức Những người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders- FLD) có trụ sở ở Dublin (Ireland) cho là: "Việc kết án nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Lân Thắng với tội danh bịa đặt ‘tuyên truyền’ là sai sót tư pháp quá rõ ràng. Bản án này phải được hủy bỏ trong phiên phúc thẩm, và mọi cáo buộc chống lại ông phải được xoá bỏ.”[7]
  • Ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho rằng bản án nhiều năm tù mà nhà cầm quyền vừa tuyên cho ông Thắng là “hoàn toàn thái quá và không thể chấp nhận được”. Trong một đăng tải trên Twitter hôm 12/4, ông Robertson nói rằng bản án “một lần nữa cho thấy nhân quyền không được tôn trọng, không có công lý ở Việt Nam”.[5]
  • Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) đưa ra một thông cáo chỉ trích việc chính quyền Việt Nam kết án ông Thắng và kêu gọi họ “hủy bỏ bản án” cũng như trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho blogger này. Họ cho rằng việc truy tố ông Thắng dựa trên những “cáo buộc ngụy tạo nhằm trả thù việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và công việc hợp pháp của ông với tư cách là một nhà báo.”[5]